Dấu hiệu tốt cho tàu biển Việt Nam

Nội dung chính [ Ẩn ]

    Theo báo cáo của Tổng cục hàng hải Việt Nam, trong 11 tháng đầu năm 2013, 26/652 lượt tàu Việt Nam còn lại bị lưu giữ ở cảng khu vực Tokyo MOU chiếm tỷ lệ 3.99%

    Sau một thời gian vượt khó, đội tàu biển VN không những thoát khỏi “danh sách đen” mà còn có thể tăng hạng và lọt vào “danh sách trắng” - đội tàu biển có mức độ an toàn hàng hải cao của Tokyo MOU.

    Tỷ lệ tàu bị lưu giữ giảm đáng kể

    So với năm 2012, tỷ lệ tàu lưu giữ của ViệT Nam là 54 tàu chiếm 6,88%, năm 2011 là 103 tàu và đến 2013 chỉ còn 26 tàu chiếm 3,99%.

    Theo ông Nguyễn Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải VN, tại thời điểm này, Việt Nam đã có thể kiểm soát được tỷ lệ tàu biển bị lưu giữ. “Còn hơn một tháng nữa để chốt con số chính thức về kết quả thực hiện kế hoạch thoát “danh sách đen”, song đến thời điểm này có thể nói kế hoạch đã được thực hiện thành công và tương đối vững chắc”, ông Hoàng nói.

    Cũng theo ông Dương Đại Thắng, Trưởng phòng AT&ANHH, Cục Hàng hải VN cho biết, giữ vững tỷ lệ dưới 4% tàu biển bị lưu giữ bởi Tokyo MOU cho cả năm 2014 với thời điểm chốt sổ 31/12, đội tàu biển Việt Nam còn có cơ hội thoát khỏi cả “danh sách đen” và vượt lên đứng vào “danh sách trắng”.

    Còn ông Nguyễn Hoàng, hạn định một năm rưỡi để đưa đội tàu biển VN ra khỏi “danh sách đen” của Thỏa thuận kiểm tra Nhà nước cảng biển khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Tokyo MOU) được Cục Hàng hải VN triển khai từ giữa năm 2013 xem ra đã bước đầu thành công, ông Hoàng nhấn mạnh

    Mặc dù vậy, để có kết quả tốt hơn thì cần phải có định hướng rõ ràng hơn. Bởi do từ đầu năm 2014, tỷ lệ cũng còn khá cao cho mức phấn đấu dưới 5,5% vào cuối năm.

    Và được biết, cuối năm 2011, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã ban hành Chỉ thị 09 về việc tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu tàu biển Việt Nam bị lưu giữ qua kiểm tra PSC ở nước ngoài, trong bối cảnh đội tàu biển sau hơn 10 năm liên tục góp mặt trong “danh sách đen” của Tokyo MOU và có nguy cơ mất vị trí thành viên đầy đủ vì tỉ lệ tàu biển bị lưu giữ ở nước ngoài quá cao.

    Ông Dương Đại Thắng cho rằng  thời gian qua, hàng loạt các giải pháp tổng thể đã được thực hiện. Công tác quản lý Nhà nước được siết chặt, đồng thời với việc tăng cường mối quan hệ giữa các thành viên Tokyo MOU để đội tàu Việt Nam được hỗ trợ thực hiện các quy định. Các cơ quan chức năng cũng tăng cường phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật, đặc biệt các yêu cầu của Tokyo MOU cho chủ tàu biết và thực hiện.

    Ông Bùi Văn Minh, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Hải Phòng cho biết: “Việc kiểm soát tàu rời cảng được thực hiện nghiêm ngặt. 100% tàu từng bị lưu giữ đã được kiểm tra kiểm soát trước khi rời cảng đi nước ngoài. Các tàu khác cũng được kiểm tra, nếu trong vòng hai tháng chưa được kiểm tra bởi một cảng vụ hàng hải khác. Cảng vụ kiên quyết không cho phép tàu Việt Nam rời cảng khi chưa khắc phục hết các khiếm khuyết”.

    tàu biển việt nam

    Cố gắng xếp thứ hạng cao trong “danh sách trắng”

    Trước đây, cảng vụ phải ráo riết xuống tàu kiểm tra trong sự khó chịu của các chủ tàu. Nhưng nay, các chủ tàu chủ động đề nghị được cảng vụ bố trí xuống kiểm tra. Vì nếu bị lưu giữ tại các cảng nước ngoài, chủ tàu sẽ phải chịu chi phí lưu tàu tại cảng, mua sắm trang thiết bị thay thế, thậm chí bị phá vỡ hợp đồng vận chuyển do thời gian lưu giữ lâu, mất lợi thế khi thương thảo hợp đồng..., Ông Minh chia sẻ thêm.

    Và theo ông Dương Đại Thắng, khi được xếp vào thứ hạng cao trong “danh sách trắng” của Tokyo MOU, tàu Việt Nam sẽ không còn là đối tượng bị “săm soi” của các chính quyền cảng nước ngoài. 12 tháng, thậm chí 18 tháng hoặc 2 năm, các tàu trong đội tàu treo cờ Việt Nam mới bị chính quyền các cảng quốc tế kiểm tra một lần thay vì hai tháng, thậm chí một tháng/lần như trước đây.

    Sưu tầm & tổng hợp.

    VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
    avatar
    Xin chào
    close nav