Hiện nay, dịch vụ logistics đã và đang trở thành một ngành dịch vụ khá phát triển và đầy triển vọng tại Việt nam với tốc độ phát triển trung bình lên tới 20%/năm, daonh số hàng tỉ USD.
Đặc biệt, logistics tại Việt Nam được đánh giá khá tốt với điều kiện về địa lý, tự nhiên khá thuận lợi với 17.000 km đường nhựa, 3.200km đường sắt, 42.000km đường thủy, 20 sân bay, 266 càng biển và rất nhiều cửa khẩu quốc tế.
Dịch vụ logistics là gì?
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ chuyển hàng trong nước khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
Thực trạng dịch vụ logistic ở Việt Nam
- Dịch vụ logistic ở Việt Nam chiếm từ 15 - 20% GDP (khoảng 12 tỷ USD) - một khoản tiền rất lớn và gắn với toàn bộ khâu lưu thông, phân phối của nền kinh tế. Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất của logistic là vận tải, chiếm từ 40 - 60% chi phí thì cũng đã là một thị trường dịch vụ khổng lồ giảm chi phí này sẽ góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trong nước.
- Tốc độ tăng trưởng của ngành những năm gần đây đạt trung bình 20-25%/năm và hiện tại Việt Nam có trên 800 doanh nghiệp logistics đang hoạt động với quy mô khác nhau.
- Tiềm năng phát triển dịch vụ logistics còn to lớn hơn nữa khi kim ngạch thương mại Việt Nam được xem là có mức tăng nhanh nhất trong khu vực với tốc độ gần 18 - 20%/năm và kim ngạch đạt gần 130 tỷ USD
- 2009 Việt Nam xếp thứ 53 trên thế giới và thứ 5 trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á về hiệu quả hoạt động dịch vụ logistics. Đây cũng là lần thứ 2 liên tiếp Việt Nam giữ vững vị trí 53, thậm chí LPI của nước ta còn cao hơn cả một số quốc gia có mức thu nhập trung bình (như Indonesia, Tunisia, Honduras…).
- Ngoài ra với tư cách chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam là quốc gia đi đầu trong ASEAN xây dựng hệ thống “mềm” trong phát triển lĩnh vực logistics. Tuy nhiên đây là điều kiện cần nhưng chưa đủ.
Thuận lợi trong dịch vụ logistic
Được biết, đầu năm 2010, đường bộ cao tốc Bắc Nam từ Hà Nội – Cần Thơ đươc chính phủ phê duyệt và nâng cao năng lực vận tải Bắc Nam, bổ sung tuyến quốc lộ 1A, 1B.
Theo đó, cam kết WTO về mở cửa thị trường logistics, Việt Nam sẽ mở cửa cho nhiều doanh nghiệp quốc tế tham gia. Cụ thể: dịch vụ thông quan, kho bãi, dịch vụ vận chuyển hàng hóa, xếp dỡ container…
Cho đến đầu năm 2014, Việt Nam chính thức cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực logistics tham gia thị trường Việt Nam.
Tính đến thời điểm hiện tại, rất nhiều doanh nghiệp đã có mặt tại thị trường trong nước và đầu tư mở rộng hoạt động mạnh như Schenker liên doanh với Gemadept, Lotte Sea, liên doanh YCH-Protrade DistriPark có mặt tại thị trường Việt Nam từ 2009, gia nhập sân chơi của các nhà cung cấp tên tuổi như Mearsk, APL, Diethelm, Mappletree…).
Theo dự kiến, năm 2015, Việt Nam sẽ nâng gấp đôi năng lực xếp dỡ hàng hóa so với hiện tại (khoảng 250 triệu tấn/năm) (theo quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam ngày 24/12/2009).
Được biết, trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam đã và đang nỗ lực phát triển dich vụ logistics theo hướng 3PL và bước đầu đã gặt hái được những thành công rất đáng khích lệ. Những người làm dịch vụ 3PL trong nước am hiểu từng con đường, từng cây cầu, từng điều khoản luật lệ tại Việt Nam, và đã thành công như Vietranstimex, Vinatrans, Sotrans, Vietfracht, Gemadept, Tranaco… Đặc biệt mới đây (1/2010) Công ty SplendID Technology đã đưa công nghệ quản lý tiên tiến RFID (Radio Frequency identification) vào Việt Nam, chính thức đưa Việt Nam vào danh sách các nước đang triển khai công nghệ RFID.
Thiết nghĩ, đây là những hoạt động khá tốt giúp cho dịch vụ logistic ở Việt Nam, vận chuyển hàng hóa Bắc Nam ngày một phát triển hơn góp phần nân cao vị thế của Việt Nam so với thị trường quốc tế.