Nội dung chính [ Ẩn ]

    Việt Nam được đánh giá là nước đang có sự tăng trưởng rất mạnh về thương mại trong những năm tới, điều này sẽ hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển và mở rộng ngành vận chuyển trong nước nói chung và quốc tế nói riêng. Cùng với sự phát triển tại Việt Nam, ngành vận tải là 1 trong những ngành phát triển nhanh nhất tập chung ở khu vực Hà Nội - Hải Phòng và Tp HCM mở rộng.

     

    Vận tải Việt Nam có những loại vận tải nào?

     

    Việc mở rộng nhanh chóng của cơ sở giao thông tại Việt Nam cùng với sự phát triển xa so với nhu cầu tăng trưởng kinh tế và xã hội. Đã tạo ra cơ hội phân khúc vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy và vận tải đường hàng không.

     

    Vận tải đường bộ tại Việt Nam

     

    Hoạt động lĩnh vực vận tải đường bộ không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng phủ rộng khắp toàn quốc. Ngành vận tải đường bộ phục vụ khoảng 75% tổng lượng vận chuyển hàng hóa đóng vai trò quan trọng ở VN. Hiện nay hệ thống đường bộ Việt Nam dài khoảng 250.000 km. Sức chi tiêu của người dùng trong nước tăng sẽ thúc đẩy nhu cầu về dịch vụ vận tải đường bộ. Các khoản đầu tư được lên kế hoạch mở rộng đường đi lại giúp cho việc vận chuyển hàng hóa diễn ra thuận lợi nhất.

     

    Vận tải đường hàng không tại Việt Nam

     

    Vận tải hàng không tại Việt Nam chịu sự giám sát của Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) và cơ sở hạ tầng sân bay được phát triển và quản lý bởi ba công ty đại chúng, trong đó lớn nhất là Tổng công ty Cảng hàng không. Tổng cộng Việt Nam có 23 sân bay và trong Quy hoạch đến năm 2020, Chính phủ phải nâng cấp hầu hết các sân bay hiện có và phát triển các sân bay mới với tổng vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng.

    Các quốc gia khác trên thế giới cũng tạo điều kiện vị trí thuận lợi cho các máy bay vận chuyển đường hàng không từ Việt Nam đến và đưa ra các giải phát cần thiết cho nhu cầu phát triển của Việt Nam.

     

    Vận tải đường sắt tại Việt Nam

     

    Mạng lưới đường sắt hiện tại của Việt Nam dài 3.200 km có khả năng vận chuyển hành khách (5%) và hàng hóa (2%) còn hạn chế. Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt giai đoạn 2010 - 2030 sẽ nâng cao năng lực vận tải và khuyến khích địa phương sản xuất toa xe và đầu máy mới. Ngoài ra, một số đường bay quốc tế cũng được lên kế hoạch nối Bắc Việt Nam và Trung Quốc và kết nối Việt Nam - Campuchia - Malaysia và Singapore. Cơ sở hạ tầng đường sắt hiện nay chưa phát triển và được bảo trì kém nên không đủ sức cạnh tranh với các phương thức vận tải khác như đường bộ và đường hàng không.


    Vận tải đường thủy tại Việt Nam

     

    Với 224 cảng sông, 8.000 bến bãi, 44 cảng biển và 219 bến cảng, vận tải đường thủy của Việt Nam chiếm 23,6% tổng vận tải hàng hóa và 4,7% tổng vận tải hành khách. Tuy nhiên, trong số tất cả các tuyến đường thủy nội địa chỉ có 20% tổng chiều dài do VIWA thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý. Bên cạnh đó, các tuyến giao thông vẫn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

    VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
    avatar
    Xin chào
    close nav