So với các loại hình vận tải khác thì vận tải ô tô là ngành chiếm tỷ lệ tương đối cao và phục vụ được nhu cầu của nhiều người.
Được biết, sản lượng vận tải hàng hóa bằng ô tô chiếm tới 65% và hàng hóa luân chuyển chiếm 12-15% tổng sản lượng vận tải còn sản lượng vận tải hành khách chiếm 75-82%, hành khách luân chuyển chiếm 60-65%.
Lượng vận tải ô tô phát triển nhanh chóng
Dễ thấy vận tải ôtô phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể: hàng năm, số xe tăng 8 - 15 % tuỳ theo từng chủng loại xe.
Theo số liệu thống kê, cả nước hiện có trên 400.000 xe hoạt động vận tải, trong đó : xe chở khách loại từ 9 ghế ngồi trở lên có khoảng 100.000 xe với gần 1.800.000 ghế xe, xe taxi loại xe từ 8 chỗ ngồi trở xuống gần 30.000 xe và gần 300.000 xe tải với gần 2.000.000 tấn phương tiện.
Nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong đời sống và phát triển kinh tế, chất lượng phương tiện đã được cải thiện, nhiều xe chất lượng tốt được đưa vào khai thác, dịch vụ vận tải được nâng lên rõ rệt.
Tuy nhiên, điểm hạn chế khi lượng vận tải ô tô tăng lên, việc cạnh tranh gay gắt giữa các lực lượng vận tải, cùng với sự thiếu chặt chẽ, đồng bộ trong công tác quản lý của các cơ quan nhà nước đã khiến những mặt tiêu cực trong lĩnh vực vận tải đường bộ vẫn tồn tại và có chiều hướng gia tăng làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác đảm bảo an toàn giao thông.
Theo đó, những biện pháp khắc phục và đề ra những kế hoạch đưa ngành vận tải ôtô Việt Nam phát triển bền vững, chúng ta cần phải đi sâu vào nghiên cứu những chính sách, những quy định của pháp luật liên quan, công tác tổ chức quản lý và các yếu tố tác động đến hoạt động vận chuyển hàng hóa bắc trung nam đường bộ hiện nay.
Quy định liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ
- Chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực quản lý vận tải đường bộ:
Trước năm 2001 công tác quản lý vận tải chỉ được thực hiện bằng các văn bản quản lý của Bộ Giao thông vận tải thông qua thể lệ vận tải và các quy định quản lý trong từng loại hình vận tải. Các phương tiện tham gia kinh doanh vận tải được cấp phép để quản lý, nhưng việc cấp phép cũng được bãi bỏ theo quyết định 19/2001/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “Bãi bỏ một số loại giấy phép trong đó có giấy phép kinh doanh vận tải bằng ôtô “. Ngày 26/6/2001 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Giao thông đường bộ, trong đó có chương Vận tải đường bộ : Điều 59 Chương 6 Luật Giao thông đường bộ quy định “ Hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hoá bằng đường bộ là hoạt động có điều kiện theo quy định của pháp luật và phải được quản lý chặt chẽ để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ “. Từ khi Luật Giao thông đường bộ được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định, quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô (Nghị định 92/2001/NĐ-CP nay là Nghị định 110/2006/NĐ-CP), Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (Nghị định 152/2005/NĐ-CP nay là Nghị định 146/2007/NĐ-CP) và các Nghị định khác có liên quan. Tiếp đó Bộ Giao thông vận tải ban hành các văn bản về quản lý vận tải áp dụng cho một số loại hình kinh doanh vận tải quy định về quản lý hoạt động vận tải khách bằng ôtô theo tuyến cố định, theo hợp đồng và vận tải khách du lịch; quy định về quản lý vận tải khách bằng xe buýt, bằng taxi và quy định về quản lý bến xe. Hệ thống văn bản này bước đầu đã tạo hành lang pháp lý và cải thiện công tác tổ chức, quản lý vận tải đường bộ, giúp cho hoạt động của các Doanh nghiệp, hộ kinh doanh có hiệu quả hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải hành khách. Tuy vậy, thực tế đã cho thấy hệ thống văn bản trên cũng chưa thật chặt chẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong lĩnh vực vận tải vẫn chưa được khắc phục mà lại có dấu hiệu gia tăng, nhất là trong vận tải hàng hoá.
Tổ chức bộ máy và công tác quản lý của các đối tượng, kinh doanh vận tải:
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản quản lý vận tải, chỉ quy định 3 loại hình kinh doanh vận tải khách là : kinh doanh vận tải khách bằng ôtô theo tuyến cố định, vận tải khách bằng xe buýt, vận tải khách bằng taxi, bắt buộc phải là xe thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp mới được kinh doanh. Đối với các loại hình vận tải hành khách khác và vận tải hàng, các đối tượng tham gia được mở rộng đến các hộ kinh doanh. Hơn nữa trong quy định với các Doanh nghiệp kinh doanh, các hình thức trong vận tải khách cũng chưa chặt chẽ, chưa có quy định về số lượng phương tiện, số vốn tối thiểu, bộ máy điều hành của Doanh nghiệp..v.v.
- Quy mô Doanh nghiệp:
Ngoài 3 doanh nghiệp là Tập đoàn Mai Linh, Tổng công ty Vận tải Hà Nội, Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn có số lượng xe lớn. Các doanh nghiệp, hợp tác xã khác đều có số lượng phương tiện nhỏ từ dưới 200 xe đến những Doanh nghiệp chỉ có một vài xe.
- Công tác quản lý và tổ chức kinh doanh vận tải:
Hai loại hình vận tải khách bằng xe buýt và taxi về cơ bản được tổ chức và quản lý và điều hành tập trung, các Doanh nghiệp có quy mô hợp lý, bộ máy quản lý chặt chẽ. Đối với vận tải khách theo tuyến cố định, ngoài 85 Doanh nghiệp nhà nước trước đây nay đã cổ phần hoá quản lý khoảng 4.000 xe với khoảng 150.000 ghế, 200 Doanh nghiệp mới được thành lập quản lý gần 10.000 xe với khoảng 250.000 ghế, số xe còn lại được quản lý bởi các hợp tác xã vận tải.
Hình thức kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch cũng là loại hình khá phổ biến, ngoài các doanh nghiệp, các hợp tác xã thực hiện thì hiện tại có gần 50 ngàn xe từ 10 ghế trở lên. Số xe này gần gấp đôi số tham gia tuyến cố định và do các hộ kinh doanh quản lý và tổ chức khai thác. Trên thực tế, một bộ phận không nhỏ các phương tiện vận tải khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch đã kinh doanh không đúng theo đăng ký mà đưa phương tiện ra hoạt động “dù” trên một số tuyến gây lộn xộn thị trường vận tải, ảnh hưởng rất lớn đến an toàn giao thông. Dù còn nhiều bất cập nhưng trong những năm gần đây, các thành phần tham gia vận tải đã dần ý thức được và chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý vận tải.
Tổng hợp