Nội dung chính [ Ẩn ]

     

    Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng không thiếu những thách thức đáng kể. Từ hạ tầng chưa hoàn thiện đến quy trình logistics phức tạp, những khó khăn này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và độ tin cậy của dịch vụ. 

    Vận tải đường sắt là gì?

    Vận tải đường sắt là hình thức vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng tàu hỏa. Đây là một phương tiện độc đáo với thiết kế bánh xe chuyên dụng chạy trên các đường ray. Mỗi đoàn tàu gồm hai phần chính là đầu tàu và các toa tàu.

    Đường ray được cấu tạo từ hai thanh thép song song, cố định chắc chắn trên mặt đất, tạo thành một hệ thống giao thông ổn định và hiệu quả. Khoảng cách giữa hai thanh ray được duy trì ở một kích thước chuẩn, đảm bảo tàu có thể di chuyển an toàn và mượt mà.

    vận chuyển bằng đường sắt

    Quy trình hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường sắt

    Bước 1: Tiếp nhận thông tin đơn hàng

    Quá trình bắt đầu từ khi tiếp nhận thông tin chi tiết về đơn hàng từ khách hàng, bao gồm: Loại hàng hóa, khối lượng, thời gian giao hàng và điểm đến.

    Bước 2: Khảo sát

    Sau khi nhận thông tin sẽ tiến hành khảo sát thực tế để đánh giá lượng hàng cần vận chuyển. Việc này giúp xác định rõ ràng mọi khía cạnh liên quan đến hàng hóa, từ kích thước, trọng lượng đến đặc tính riêng của từng loại hàng.

    Bước 3: Ghi nhập và báo giá 

    Dựa trên thông tin khảo sát, đơn vị vận chuyển sẽ ghi nhập dữ liệu và đưa ra báo giá dịch vụ vận chuyển một cách chi tiết và minh bạch. Nếu khách hàng đồng ý với báo giá, hai bên sẽ thống nhất để tiến tới bước xác nhận và ký kết hợp đồng vận tải.

    Bước 4: Xác định tiến độ giao hàng và bốc xếp hàng

    Sau khi ký hợp đồng sẽ tiến hành xác định rõ tiến độ giao hàng và chuẩn bị cho quá trình bốc xếp hàng hóa từ kho ra tàu.

    Bước 5: Vận chuyển hàng hóa đến điểm đích

    Sau khi hoàn tất việc sắp xếp, tàu sẽ khởi hành đến địa điểm yêu cầu của khách hàng. Nhà vận chuyển sẽ theo dõi quá trình vận chuyển để đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra đúng kế hoạch, thông báo kịp thời cho khách hàng về tình trạng lô hàng.

    Bước 6: Nghiệm thu và thanh toán hợp đồng

    Khi hàng hóa đã được giao đến tay khách hàng, đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành quy trình nghiệm thu. Khách hàng có quyền kiểm tra hàng hóa trước khi hoàn tất thanh toán. Sau khi mọi thứ đã được xác nhận, khách hàng có thể yêu cầu xuất trình hóa đơn giao dịch hoặc tài liệu theo thỏa thuận đã ký kết.

    Thủ tục gửi và nhận hàng bằng hình thức vận tải đường sắt

    Thủ tục gửi hàng

    Để gửi hàng, đầu tiên bạn cần đăng ký dịch vụ với công ty vận tải bằng cách khai báo thông tin chi tiết và ký hợp đồng nếu đơn hàng lớn. Sau đó, hàng hóa sẽ được xếp dỡ theo quy định về thời gian cho từng loại mặt hàng. Cuối cùng, đảm bảo hàng hóa được đóng gói cẩn thận trước khi vận chuyển đến kho bãi. 

    gửi hàng bằng đường sắt

    Lưu ý: 

    • Lưu giữ lại chứng từ và hóa đơn để đối chiếu khi đơn hàng có giá trị lớn.
    • Kiểm tra kỹ lưỡng mọi thông tin và trạng thái hàng hóa để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
    • Các ga tàu có thể có yêu cầu khác nhau. 

    Thủ tục nhận hàng

    Khi nhận hàng, bên nhận cần khai báo thông tin chính xác theo yêu cầu, trùng khớp với thông tin của bên gửi. Nếu có mã vận đơn, hãy chuẩn bị sẵn để tăng tốc quá trình vận chuyển hàng hóa. Đặc biệt, đừng quên nộp các chứng từ như giấy giới thiệu và căn cước công dân. Ngoài ra, thanh toán đầy đủ phí vận chuyển, nhất là với hàng nhập khẩu. Cuối cùng, hãy bốc dỡ hàng hóa theo đúng quy định thời gian và kiểm tra giấy tờ trước khi rời cổng nhà ga để đảm bảo mọi thủ tục đã hoàn tất.

    Những khó khăn về vận tải hàng đường sắt hiện nay

    Đường sắt có cơ sở hạ tầng, máy móc kỹ thuật hạn chế

    Ngành đường sắt Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Cơ sở hạ tầng thiếu đầu tư, nhiều tuyến đường bị xếp dở và các đường nhánh tại ga bị bóc dỡ, gây khó khăn trong kết nối giữa các khu vực. 

    Ngoài ra, hệ thống chỉ tập chung chủ yếu vào tuyến Bắc - Nam, trong khi đó các vùng miền khác chưa được chú ý phát triển. Thêm vào đó, máy móc và thiết bị đang xuống cấp, không được bảo trì đúng cách, dẫn đến tiêu hao nhiên liệu cao và trở ngại trong bảo trì, sửa chữa.

    Tính đồng bộ chưa cao trong đường sắt

    Vận tải đường sắt hiện đang gặp nhiều khó khăn trong việc thiếu đồng bộ của cơ sở hạ tầng. Tiêu chuẩn kỹ thuật các tuyến đường chưa đạt yêu cầu, dẫn đến khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa. Hơn nữa, hệ thống kho bãi tại các ga chưa được quy hoạch hợp lý, gây ùn tắc và làm giảm hiệu suất vận tải container trên các tuyến đường dài.

    Sự thiếu kết nối giữa vận tải đường sắt với các phương thức khác như đường bộ, đường thủy cũng gây ra nhiều rào cản. Thông thường hàng hóa phải chờ đợi để bốc dỡ, điều đó dễ dẫn đến thất thoát và hư hỏng, làm giảm chất lượng và khó kiểm soát khối lượng hàng hóa.

    khó khăn trong vận chuyển bằng đường sắt

    Thủ tục phức tạp, chi phí vận tải bằng đường sắt khá cao

    Hiện nay, chi phí vận tải bằng đường sắt đang ở mức cao, có thể gấp đôi so với đường biển. Nguyên nhân cũng là  do hạ tầng và cơ sở vật chất chưa được đầu tư 1 cách đồng bộ. Nhiều tuyến đường vẫn xuống cấp, làm gia tăng thời gian và chi phí vận chuyển. Bên cạnh đó, thủ tục quá cảnh rườm rà cũng tạo ra rào cản cho doanh nghiệp, làm tốn thời gian và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. 

    Áp lực cạnh tranh với các loại hình vận tải khác

    Thị trường vận tải bằng đường sắt hiện nay đang đối mặt với áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ các loại hình vận chuyển khác. Sự xuất hiện của các hãng hàng không giá rẻ đã thúc đẩy vận tải hàng không, đặc biệt cho các chuyến bay cự ly ngắn và trung bình, trở thành đối thủ chính của vận tải đường sắt.

    Mặc dù tuyến đường sắt Bắc - Nam kết nối các vùng miền hiệu quả, nhưng vận tải đường bộ lại tỏ ra linh hoạt hơn nhờ vào sự phát triển của các tuyến đường cao tốc mới. Chính điều này đã khiến thị phần của đường sắt suy giảm nghiêm trọng.

    Định hướng phát triển đường sắt trong tương lai

    Đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại

    Kể từ năm 2018, Đường sắt Việt Nam đã khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc đầu tư phát triển hệ thống thông tin tín hiệu nhằm tối ưu hóa hoạt động Logistics. Để đảm bảo rằng hệ thống vận tải đường sắt đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, việc khắc phục các khó khăn nội tại là rất quan trọng. Đồng thời, việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư vào kết cấu hạ tầng đường sắt sẽ đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra một hệ thống vận tải hiện đại và hiệu quả.

    Hiện đại hóa hệ thống điều hành vận tải bằng đường sắt

    Một trong những bước quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động vận tải là nâng cấp hệ thống điều hành vận tải (OCC). Việc hiện đại hóa OCC cho phép lập kế hoạch tập trung tự động, giúp điều chỉnh biểu đồ chạy tàu "động" trong suốt quá trình điều hành. Điều này không chỉ tạo ra sự linh hoạt trong vận tải mà còn giúp giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong mỗi chuyến hàng.

    vận tải đường sắt

    Kết nối thông tin đáng tin cậy

    Hệ thống hiện đại cũng sẽ cung cấp thông tin trực tiếp giữa lái tàu và các nhân viên tại trung tâm OCC. Đây là yếu tố quan trọng, quyết định giúp xử lý kịp thời các tình huống phát sinh trong quá trình vận chuyển.

    Lúc nào nên chọn vận tải hàng bằng đường sắt?

    Vận tải đường sắt là lựa chọn lý tưởng cho việc vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn. Phương thức này có chi phí thấp, lịch trình cố định và đảm bảo hàng hóa an toàn, nguyên vẹn. Thêm vào đó, hệ thống toa tàu phân tách cho hành khách và hàng hóa giúp việc vận chuyển container lớn trở nên dễ dàng.

    Đối với hàng hóa dễ hư hỏng hoặc yêu cầu điều kiện vận chuyển đặc biệt, tàu hỏa thường có các toa chuyên dụng giúp bảo vệ hàng hóa tốt hơn trong suốt quá trình di chuyển.
    Nếu điểm đến của bạn nằm ở khu vực ít được kết nối bởi đường bộ, vận tải đường sắt có thể là giải pháp tối ưu, nhất là khi có ga tàu gần khu vực cần giao hàng.
    Vận tải đường sắt có lượng khí thải carbon thấp hơn so với vận chuyển bằng xe tải, vì vậy đây là lựa chọn thân thiện với môi trường cho các doanh nghiệp đang nỗ lực giảm dấu chân carbon của mình.

    có nên chọn vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt

    Những khó khăn trong vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt là thách thức không nhỏ đối với ngành logistics hiện nay. Tuy nhiên, nhận diện và khắc phục những vấn đề này sẽ không chỉ giúp cải thiện hiệu quả vận chuyển mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của cả ngành đường sắt. 

     

    VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
    avatar
    Xin chào
    close nav